Huyện Mường lát triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

Sáng ngày 9/5, UBND Huyện Mường lát tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Triển khai Kế hoạch phát triển vùng trồng sắn nguyên liệu năm 2024; quán triệt triển khai các văn bản của UBND huyện về tăng cường công tác PCCC rừng; quán triệt Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch UBND huyện về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Quang cảnh Hội nghị.

Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững cấp huyện; Thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Mường Lát năm 2024; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; Đồng chí Trịnh Văn Thế, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chủ trì Hội nghị.

Trong năm 2023, trên địa bàn Huyện Mường lát xảy ra 4 đợt thiên tai; sơ tán tạm thời 236 hộ dân ở vùng nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn, 1 căn nhà bị sập hoàn toàn, 53 căn nhà bị thiệt hại dưới 30%, thiệt hại 7 ha lúa nước, 17,2 ha cây sắn bị vùi lấp, 70 mét vuông ao cá bị vuì lấp; Mưa lớn làm đất đá bị sạt lở 40 m3 tại vị trí sạt lở taluy dương các tuyến đường, 1 cầu tràn bị hư hỏng... Ước tính thiệt hại gần 4 tỷ đồng. Mặc dù huyện đã chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, chuyển đổi mạnh mẽ công tác phòng chống thiên tai từ ứng phó thụ động sang chủ động phòng ngừa; tập trung nâng cao chất lượng dự báo thiên tai, song thực tế cho thấy, công tác phòng tránh thiên tai, lũ, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn huyện vẫn còn một số tồn tại như một số địa phương, cơ quan và nhân dân còn chưa chủ động trong phòng chống thiên tai; việc chằng chống nhà cửa, tu sửa công trình trước mùa mưa bão chưa được coi trọng; nhận thức, kỹ năng phòng chống thiên tai của cộng đồng ở một số nơi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn hạn chế; công tác dự báo, cảnh báo thiên tai còn chưa sát thực tế…Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, năm 2024 tình hình thời tiết, thiên tai sẽ tiếp  tục diễn biến phức tạp, bất thường,  ngày càng cực đoan và khó dự báo. Để thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024, huyện Mường lát sẽ tập trung rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn các cấp; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kỹ năng, nhận thức về thiên tai đến đông đảo người dân; tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, đảm bảo thông tin liên lạc; tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn; tiếp tục rà soát đầu tư xây dựng mới các khu tái định cưvà di dời dân đến nơi an toàn trước mùa mưa bão; Tổ chức lực lượng, triển khai công tác chuẩn bị vật tư, phương tiện, hậu cần.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Về phát triển vùng nguyên liệu sắn, trước kia người dân trong huyện trồng sắn theo hình thức tự phát, thiếu chăm sóc và trồng trên độ dốc lớn nên hiệu quả kinh tế không cao so với những cây trồng khác. Năm 2023, khi sản phẩm sắn nguyên liệu có thị trường tiêu thụ ổn định từ các nhà máy chế biến. Cây sắn được xác định là một trong những cây trồng hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Do đó, vấn đề phát triển bền vững các vùng nguyên liệu sắn phục vụ chế biến, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập của người dân đã và đang được huyện Mường lát triển khai thực hiện trong giai đoạn 2024 – 2025, định hướng 2026 – 2030. UBND huyện Mường lát đã chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát kế hoạch sử dụng đất để xây dựng vùng chuyên canh, sản xuất cây sắn phù hợp với đất đai, lợi thế canh tác của địa phương; truyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu sắn kết hợp với trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc; trồng sắn xen canh với cây trồng khác vừa đảm bảo phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường.

Đại diện lãnh đạo phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện quán triệt triển khai các văn bản của UBND huyện về tăng cường công tác PCCC rừng.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được đại diện phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện quán triệt triển khai các văn bản của UBND huyện về tăng cường công tác PCCC rừng. Đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ quán triệt Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch UBND huyện về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ quán triệt Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch UBND huyện về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ..

Đại biểu thảo luận.Đồng chí Trịnh Văn Thế, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, môi trường; hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng chí Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị đồng chí Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy đã đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện, các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn đã thực hiện tốt sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp trên và đạt được nhiều kết quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội; phòng chống thiên tai; thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; thực hiện nghiêm kỷ luật kỷ cương hành chính.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2024 đồng chí Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy và đồng chí Trịnh Văn Thế, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện phát biểu kết luận hội nghị đề nghị; Các cấp, các ngành trong huyện tiếp tục tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật Phòng chống thiên tai, các nghị định, văn bản luật liên quan đến công tác phòng chống thiên tai. Rà soát, kiện toàn ngay Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp, phân công nhiệm vụ, quy trách nhiệm cụ thể đến từng bộ phận, thành viên, đảm bảo triển khai kịp thời khi có sự cố xảy ra. Chú trọng, nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn cấp cơ sở. Căn cứ tình hình của địa phương, đơn vị, rà soát, cập nhật kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai và phù hợp với thực tế tại địa phương. Ưu tiên nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác phòng chống thiên tai ở cơ sở. UBND các huyện khẩn trương tổ chức các đoàn kiểm tra, rà soát các điểm có nguy cơ cao, chủ động di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ. Tăng cường dự báo, cảnh báo, thông tin liên lạc nhằm đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác, thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban theo quy định. Đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức nâng cao nhận thức cho người dân trong chủ động phòng chống thiên tai. Thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, không để thiệt hại về người. Về kế hoạch phát triển vùng trồng sắn nguyên liệu năm 2024, đây là nội dung cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được sác định trong NQ số11-NQ/TU ngày 29/9/2022 của Ban thường vụ Tỉnh ủy. Cây sắn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân; UBND huyện và các địa phương cần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước; tuyên truyền, vận động người dân trồng sắn kết hợp với trồng rừng; Về công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR đây là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, các cấp ủy Đảng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR, thực hiện tốt công tác kiểm tra chủ rừng Nhà nước, chủ rừng  là hộ gia đình; Về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải nêu gương thực hiện, tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, hội viên trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm túc chỉ thị này.

Tin, ảnh: Tuấn Bình