Thực hiện Công văn số 4617/VPTT PTDS ngày 25/8/2023 của Văn phòng Thường trực Chỉ huy PTDS, ƯPSCTT và TKCN tỉnh Thanh Hóa về việc tập trung phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do lũ quét và sạt lở đất, bờ sông, bờ biển.
Ngày 28-8, UBND huyện Mường Lát ban hành Công văn số 2135/UBND-NN về việc tập trung phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do lũ quét và sạt lở đất, bờ sông, bờ suối.

Theo đó, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn và Thành viên Ban chỉ huy PCTT, TKCN&PTDS huyện tập trung chỉ đạo thực hiện một số công việc sau:
1. Theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền, nhân dân để chủ động phòng tránh, nhất là các khu vực đã xảy ra mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trong thời gian vừa qua.
2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân biết về dấu hiệu, để huy động sức mạnh của nhân dân trong việc phát hiện, thông báo các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét; hướng dẫn kỹ năng để người dân chủ động phòng tránh, ứng phó khi có sự cố, hạn chế thiệt hại, đặc biệt là các khu vực thường xuyên xảy ra sạt lở đất, đá và lũ ống, lũ quét; bằng mọi biện pháp thông tin, cảnh báo, thông báo, báo động các vùng nguy hiểm đến từng thôn, bản và khu phố để mọi người dân biết để chủ động phòng, tránh, ứng phó.
3. Khẩn trương thực hiện một số biện pháp cấp bách để đảm bảo an toàn cho nhân dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét:
- Đối với các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét phải khẩn trương thực hiện các phương án di dời người và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc có phương án chủ động bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân, không để xảy ra tình huống chủ động, bất ngờ. Tổ chức hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, chỗ ở theo quy định để ổn định đời sống cho các hộ dân phải di dời để phòng, tránh sạt lở, lũ ống, lũ quét; không để nhân dân thiếu đói, không có chỗ ở.
- Tiếp tục rà soát kỹ, kiểm tra chặt chẽ, cụ thể các thôn, bản, khu phố, trường học, công sở, các công trình đang thi công, các đoạn đường có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, sạt lở đất, chia cắt, cô lập; các công trình thủy lợi, các địa điểm dự kiến di dời nhân dân khi có tình huống. Chủ động triển khai các phương án ứng phó với các trọng điểm, bảo đảm an toàn tình mạng và tài sản của nhà nước và nhân dân.
4. Khi xảy ra sự cố, thiên tai trên địa bàn phải tập trung lực lượng, phương tiện xử lý kịp thời các tình huống, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
5. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện. Đề nghị Chủ tịch UBND các xã, thị trấn và Thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện quan tổ chức, triển khai thực hiện./.